Xử lý nợ xấu
Khoản vay không được trả đúng hạn sẽ trở thành nợ xấu. Nếu không trả sẽ khiến điểm tín dụng bị xấu đi, nhiều ngân hàng sẽ không cho vay vốn. Khi khách hàng bị nợ xấu thì ngân hàng sẽ cập nhật điểm tín dụng (credit score) lên CIC rồi mới xử lý theo đúng quy trình. Quy trình xử lý nợ xấu tại ngân hàng được quy định cụ thể theo từng bước.
MCSB đã tổng hợp các bước xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về cách vận hành của hoạt động này.
Nợ xấu là gì?
Những khoản nợ khó đòi hay còn được dùng với một thuật ngữ là nợ xấu. Đây là những khoản nợ bị quá hạn và người vay không thể thanh toán trong thời gian đã cam kết theo hợp đồng tín dụng.
Nếu khách hàng bị nợ xấu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc vay vốn từ ngân hàng. Nguyên nhân là do nợ xấu khiến điểm tín dụng của người đi vay xấu đi. Điểm tín dụng cùng với nợ xấu sẽ được cập nhật trên CIC để ngân hàng đánh giá trong phê duyệt hồ sơ vay vốn.
Nếu điểm tín dụng thấp nghĩa là rủi ro mất khả năng thanh toán khoản nợ cao hơn. Chính vì thế, ngân hàng sẽ thường không duyệt khoản vay nếu bạn bị nợ xấu.
Việc bị nợ xấu hay điểm tín dụng thấp còn ảnh hưởng đến việc bạn mở thẻ visa, credit card hoặc mastercard. Một số nước lấy nợ xấu như một tiêu chuẩn để chấm điểm tín dụng hoặc điểm đạo đức của công dân.
Điểm tín dụng hay còn gọi là Fico sẽ khiến quá trình tìm việc của bạn trở nên khó khăn tại nhiều quốc gia. Một số ngân hàng từ chối nhận những ứng viên có điểm tín dụng thấp và nợ xấu.
Nợ xấu có mấy nhóm?
Nợ xấu sẽ được xếp thành nhiều nhóm khác nhau trong CIC để dễ dàng tính điểm tín dụng. Hiện nay, nợ xấu được phân thành 5 nhóm tùy theo thời gian chậm trả khoản vay của khách hàng.
Nợ xấu nhóm 1
Nợ đủ tiêu chuẩn hay còn được gọi là nợ xấu nhóm 1 và là những khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. Nợ xấu nhóm 1 được đánh giá là có thể thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn.
Nợ cần chú ý
Nợ cần chú ý được xếp vào nợ xấu nhóm 2. Nhóm nợ này gồm những khoản vay quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Đồng thời, nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu cũng được xếp chung vào nợ xấu nhóm 2.
Nợ xấu nhóm 3
Nợ xấu nhóm 3 được đánh giá là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn với khoản vay quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. Bên cạnh đó, một số khoản vay khác thuộc nợ xấu nhóm 2 còn bao gồm:
Khoản vay được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu đã quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu
Những khoản vay đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 2
Những khoản vay được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi theo hợp đồng tín dụng.
Nợ xấu nhóm 4
Nợ nghi ngờ được xếp vào nợ xấu nhóm 4 với những khoản vay đã quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Bên cạnh đó, một số khoản vay khác cũng thuộc nợ xấu nhóm 4 bao gồm:
Nhóm những khoản vay được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày theo thời gian trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu
Những nhóm nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 2 quá hạn dưới 30 ngày so với thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ 2.
Nợ xấu nhóm 5
Nợ xấu nhóm 5 được sử dụng với tên khác đó là nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu nhóm này bao gồm những khoản vay như sau:
Những khoản vay đã bị quá hạn trên 360 ngày
Những khoản vay đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời gian trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu
Những khoản vay được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 2 quá hạn trên 30 ngày so với thời gian cơ cấu lại lần thứ 2
Những khoản vay đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 3 trở lên.
Giải pháp xử lý nợ xấu ngân hàng
Nợ xấu thường xảy ra phổ biến tại Consumer Financial Company (công ty tài chính tiêu dùng) vì việc đánh giá điểm tín dụng đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, khi các ngân hàng phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng thì nợ xấu cũng tăng cao. Khi đó, ngân hàng đề ra một vài biện pháp để xử lý nợ xấu hiệu quả nhất.
1/ Trì hoãn nợ
Trì hoãn nợ là một trong những cách để ngân hàng xử lý nợ xấu nhưng chỉ mang tính tạm thời. Giải pháp này thông qua việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ để giúp khách hàng có thời gian để trả tiền. Một số ngân hàng chuyển giao nợ cho công ty xử lý nợ, bán nợ cho cá nhân, pháp nhân khác như một cách trì hoãn nợ.
Tuy nhiên, giải pháp trì hoãn nợ chỉ đầy lùi thời điểm nợ biến thành nợ xấu chứ không thu hồi được tiền nợ cũng như lãi suất. Nhiều ngân hàng lựa chọn bán nợ cho các tổ chức thu hồi nợ để loại bỏ các khoản vay không thu hồi được ra khỏi sổ sách kế toán.
2/ Giảm trừ nợ
Giảm trừ nợ là việc miễn giảm nợ gốc, nợ lãi, phí tiền phạt để khách hàng có đủ tài chính để trả nợ. Đây là một giải pháp hạch toán để loại trừ một phần hoặc toàn bộ khoản nợ ra khỏi sổ sách kế toán.
Giải pháp giảm trừ nợ không thu hồi lại được nợ cũ mà còn phải gạt bớt lãi, miễn lãi suất cho khách hàng. Trường hợp này ngân hàng nhận thiệt hại và khi thu hồi được sẽ xếp vào khoản thu khác chứ không hạch toán vào khoản thu tín dụng.
3/ Bù trừ nợ
Bù trừ nợ là một nhóm giải pháp bù trừ nghĩa vụ trả nợ giữa các bên với nhau. Bạn có thể hiểu đơn giản là việc sử dụng tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Tài sản dùng để bù trừ có thể là tài sản đảm bảo tiền khi vay, tài sản khác của người vay hoặc của người có liên quan.
Bù trừ nợ được xem là một giải pháp thu nợ gián tiếp bằng cách loại trừ nợ xấu tương đương với số nợ đã được bù trừ. Sau này nếu như ngân hàng bán hoặc hưởng lợi từ tài sản mà số tiền thấp hơn tiền vay thì được tính là khoản lỗ hoặc khoản đầu tư không hiệu quả.
4/ Thu hồi nợ
Thu hồi nợ là giải pháp thu hồi lại khoản nợ của khách hàng đã vay. Giải pháp thu hồi này có thể là thu hồi từ phía người vay, thu hồi từ tiền khai thác, sử dụng và cho thuê tài sản bảo đảm, thu hồi thông qua thanh lý tài sản thế chấp. Đây được đánh giá là hình thức thu hồi nợ có hiệu quả kinh tế và triệt để nhất.
LIÊN HỆ MCSB:
- Website: https://mcsb.com.vn/
- SĐT: 0976487907
- Mail: Lienhe.mcsb@gmail.com
- Địa chỉ: Số 12/12 Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
- Facebook: https://www.facebook.com/MCSB-107146455137713
- Twitter: https://twitter.com/mcsbvietnam
- Linkedin: http://www.linkedin.com/in/mcsbvietnam
- Pinterest: https://www.pinterest.com/mcsbvietnam/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UClAYtMQMC2yk_DlSSbE091w/
- Linkhay: https://linkhay.com/u/mcsbvietnam
- Instapaper: https://www.instapaper.com/p/mcsbvietnam
- SoundCloud: https://soundcloud.com/mcsbvietnam
Nhận xét
Đăng nhận xét