Điểm tín dụng
Với người đi vay, ngoài các điều kiện về giấy tờ, điểm tín dụng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định đến khả năng được cấp vốn. Điểm số này được thể hiện trên CIC và tổ chức tín dụng sẽ dựa vào đây để xác định rủi ro khi vay vốn của bạn. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi, bạn cần biết cách giữ cho mức điểm này luôn tốt.
Điểm tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khoản vay bạn nhận được. Bạn nên tìm hiểu về yếu tố này qua bài viết sau từ MCSB.
Điểm tín dụng là gì?
Điểm tín dụng (FICO) là điểm số thể hiện sự uy tín của bạn. Các đơn vị cho vay vốn sẽ dựa vào đây để xem xét nên cấp cho bạn khoản vay như thế nào. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến mức lãi suất mà các tổ chức này tính cho bạn. Thang điểm được CIC đưa ra dao động từ 300 - 850, mô tả mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Được biết, những người được chấm 740 điểm sẽ dễ vay được vốn từ ngân hàng với lãi suất phải chăng nhất. Những người có số điểm dưới 300 là đối tượng có rủi ro cho vay cao nhất. Như vậy, có thể thấy, điểm tín dụng càng cao thì khả năng được vay vốn theo nhu cầu của bạn càng lớn.
Bên cạnh đó, người được chấm điểm tốt còn có thể nhận được ưu đãi từ các công ty tài chính, bất động sản hay bảo hiểm. Các tổ chức này cũng dựa vào số điểm bạn có để ấn định lãi suất.
Tuy nhiên, bạn đừng hiểu lầm rằng, bạn chưa từng vay vốn ở tổ chức tín dụng là tốt. Lịch sử tín dụng quá “trống trơn” sẽ khiến các đơn vị này khó xác định được liệu bạn có phải đối tượng nên được tin tưởng hay không. Điều này đồng nghĩa với việc bạn bị xem xét ở mức rủi ro cao. Theo đó, người đã từng có khoản vay và thanh toán đúng hạn sẽ được ưu tiên hơn.
5 Yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng
Điểm tín dụng trên CIC của bạn được xác định dựa trên 5 yếu tố, trong đó quan trọng nhất là lịch sử thanh toán nợ. Ngoài cái yếu tố này còn có một số sự ảnh hưởng khác như nơi ở, chủng tộc, trình độ,... Tuy vậy, để chắc chắn được mình xếp ở hạng nào, rủi ro ra sao, bạn nên biết về:
1. Lịch sử thanh toán nợ (35%)
Việc bạn đã từng có khoản nợ tín dụng cũ và thanh toán ra sao sẽ rất quan trọng. Nếu bạn vay nợ ở mức vừa phải nhưng luôn trả đúng hạn, các tổ chức tài chính sẽ đánh giá rất cao về độ uy tín của bạn. Điều này không chỉ thể hiện qua các hợp đồng vay vốn mà còn ở vấn đề chi tiêu thông qua thẻ tín dụng. Vì thế, bạn nên biết cách sử dụng thẻ visa/mastercard sao cho hợp lý.
2. Khoản nợ tín dụng (30%)
Tổ chức tài chính cũng sẽ chấm điểm tín dụng của bạn thông qua tình trạng các khoản nợ. Họ sẽ tính toán về số tiền bạn đang nợ và hạn mức của thẻ tín dụng bạn có. Việc bạn có bao nhiêu tài khoản và số dư như thế nào cũng rất quan trọng. Thông thường, người luôn chi tiêu gần hết hạn mức được cấp sẽ bị đánh giá là có rủi ro vay vốn cao hơn người dùng ở mức vừa phải.
3.Thời gian mở tài khoản tín dụng (10%)
Tưởng chừng như không liên quan, Credit Score còn được tính dựa trên thời gian bạn mở tài khoản tín dụng. Khách hàng có lịch sử mở thẻ sớm sẽ nhận được sự ưu tiên từ đơn vị cho vay.
4. Loại tín dụng (10%)
Yếu tố này cho thấy bạn đang quản lý các tài khoản Credit nào, chẳng hạn như trả góp, vay quay vòng. Đây là cơ sở để các tổ chức xem xét đến khả năng điều tiết, thực hiện consumer financial của bạn có tốt hay không. Những người đi vay có khả năng quản lý cả hai tốt thường được chấm điểm cao.
5. Sử dụng tài khoản tín dụng mới (10%)
Việc một người có mở thêm tài khoản mới trong thời gian gần đây hay không cũng ảnh hưởng đến số điểm được chấm. Nếu người đi vay mở quá nhiều và có nợ trên tài khoản mới sớm, điểm được tính sẽ không cao. Với trường hợp khách hàng mở thẻ tín dụng thì thời gian chính xác để các tổ chức chấm điểm và đánh giá rủi ro là 6 tháng.
Điểm tín dụng bao nhiêu là tốt?
Để được cấp khoản vay như ý, dĩ nhiên bạn phải có số điểm tín dụng tốt. Hiện nay, mức điểm và xếp hạng được CIC đưa ra sẽ bao gồm:
Hạng 1 - Xuất sắc: Từ 800 - 850 điểm;
Hạng 2 - Rất tốt: Từ 740 - 799 điểm;
Hạng 3 - Tốt: Từ 670 - 739 điểm;
Hạng 4 - Khá: Từ 580 - 669 điểm;
Hạng 5 - Kém: Từ 300 - 579 điểm.
Theo đó, hạng 1 và 2 là hai hạng cho điểm tín dụng tốt nhất. Người thuộc hai hạng này dễ được cấp vốn với lãi suất hấp dẫn từ ngân hàng. Khi nộp hồ sơ ở công ty tài chính, họ cũng dễ dàng vượt qua vòng xét duyệt hơn.
Điểm tín dụng bao nhiêu là nợ xấu?
Ngược lại với số điểm tốt là số điểm cho thấy rủi ro trong khoản vay cao. Những khách hàng có điểm tín dụng được đánh giá là nợ xấu sẽ rất khó để được cung cấp khoản vay như ý.
Theo xếp hạng phía trên, người có số điểm thuộc mức 5 sẽ được xem là đối tượng cho vay rủi ro cao. Cụ thể, người có điểm dao động từ khoảng 400 - 579 sẽ được đánh giá là không đủ điều kiện vay, thuộc nợ nghi ngờ. Những người có điểm từ 300 - 399 thuộc nhóm có khả năng mất vốn, rủi ro rất cao.
Làm thế nào điểm dụng luôn tốt nhất?
Từ những thông tin trên có thể thấy, để dễ dàng được duyệt hồ sơ vay vốn hay mở thẻ tín dụng, bạn nên tối ưu điểm số của mình. Có bốn lưu ý bạn nhất định phải thực hiện nếu muốn có điểm tín dụng tốt. Chúng bao gồm:
1. Thanh toán nợ vay đúng hạn
Đây là điều mà bạn nhất định phải thực hiện nếu muốn có được điểm số cao. Tất cả các khoản vay đang có đều cần được thanh toán đủ và đúng hạn. Bạn chỉ cần kéo dài thêm vài ngày cũng đã rơi vào nhóm nợ 1 hoặc 2, ảnh hưởng đến khả năng được cấp vốn trong tương lai.
2. Trả nợ cũ và hạn chế nợ mới
Mặc dù điểm tín dụng được tính dựa trên khả năng chi trả khoản nợ nhưng tổ chức tài chính cũng rất e ngại với khách hàng vay vốn quá nhiều. Người luôn trong tình trạng thiếu tiền, phải đi vay thường không nhận được thiện cảm. Bạn hãy cố gắng vay nợ ở mức vừa phải và trả đúng hạn. Khi đã hoàn tất nợ cũ một thời gian, bạn mới nên cân nhắc nộp hồ sơ cấp vốn mới.
3. Hạn chế vay dùm bạn bè, đồng nghiệp
Cả nể và vay tiền giúp là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người có điểm tín dụng thấp. Lúc này, bạn không nắm được quyền chủ động trong việc thanh toán nợ. Thay vào đó, bạn phải phụ thuộc vào người đi vay thực sự và không biết được khi nào họ mới trả tiền. Trong trường hợp xấu nhất là họ “bùng”, bạn sẽ là người gánh chịu mọi hậu quả.
4. Không nên vay cùng lúc nhiều tổ chức tín dụng
Không có tổ chức nào đưa ra quy định về việc khách hàng của mình không được vay tiền thêm ở nơi khác. Tuy nhiên, cái giá của sự tự do này là điểm tín dụng thấp, khó được vay vốn sau này. Hơn nữa, bạn vay tiền ở nhiều đơn vị cùng một lúc sẽ tăng áp lực tài chính. Nhiều lúc, bạn có thể cảm thấy “ngộp” và không kịp xoay sở để trả đúng hạn.
LIÊN HỆ MCSB:
- Website: https://mcsb.com.vn/
- SĐT: 0976487907
- Mail: Lienhe.mcsb@gmail.com
- Địa chỉ: Số 12/12 Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
- Facebook: https://www.facebook.com/MCSB-107146455137713
- Twitter: https://twitter.com/mcsbvietnam
- Linkedin: http://www.linkedin.com/in/mcsbvietnam
- Pinterest: https://www.pinterest.com/mcsbvietnam/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UClAYtMQMC2yk_DlSSbE091w/
- Linkhay: https://linkhay.com/u/mcsbvietnam
- Instapaper: https://www.instapaper.com/p/mcsbvietnam
- SoundCloud: https://soundcloud.com/mcsbvietnam
Nhận xét
Đăng nhận xét